Nấu ăn ngon
Thông tin doanh nghiệp
NEWS  |  TAGS

399B Trường Chinh, phường 14, quận Tân Bình, TP.HCM

  • Chia sẻ
  • Quy trình kiểm định thiết bị áp lực

Quy trình kiểm định thiết bị áp lực

Thiết bị chịu áp lực thuộc trong danh mục những thiết bị yêu cầu độ an toàn rất cao. Vì vậy quy trình kiểm định thiết bị áp lực cũng đòi hỏi phải cực kì nghiêm ngặt, tuần tự và cẩn trọng đảm bảo không bỏ qua bất kì sai sót nào nhằm hạn chế tối đa những rủi ro có thể xảy ra.

Điều kiện trước khi kiểm định thiết bị áp lực

Trước khi tiến hành kiểm định thiết bị áp lực thì phải chuần bị tốt những điều sau đây:

- Có sự thống nhất và phối hợp chặt chẽ giữa đơn vị kiểm định và đơn vị sử dụng nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các kiểm định viên tién hành suôn sẻ và nhanh gọn.

kiểm định thiết bị áp lực

- Đơn vị sử dụng chuẩn bị đầy đủ hồ sơ thủ tục kiểm định, sơ đồ bố trí các thiết bị áp lực. Cử người giám sát, đánh dấu và treo bảng cảnh báo nguy hiểm cấm người không phận sự miễn vào nơi đang kiểm tra thiết bị nhằm hạn chế nguy hiểm và cản trở quá trình kiểm định.

- Đơn vị kiểm định bố trí kiểm định viên có chuyên môn cao, có kinh nghiệm trong lĩnh vực kiểm định, được trang bị đầy đủ các đồ bảo hộ cá nhân để bảo vệ cho kiểm định định viên. Các thiết bị đo đạc và thử nghiệm phải được trang bị đầy đủ và là thiết bị chuyên dụng trong ngành kiểm định.

- Điều kiện thời tiết thuận lợi: Thời tiết nắng ráo, không mưa giông hay sấm sét nhằm đảm bảo an toàn và đạt được độ chính xác cao nhất.

Quy trình kiểm định thiết bị áp lực

Quy trình kiểm định thiết bị áp lực này khá phức tạp,  buộc phải diễn ra tuần tự và trải qua những bước sau:

- Bước 1: kiểm tra hồ sơ lí lịch của thiết bị. Các thông tin như thông số kĩ thuật, nguồn gốc xuất xứ, chất liệu thiết bị, các môi chất đựng trong thiết bị…

- Bước 2: Kiểm tra bên ngoài và bên trong thiết bị: Kiểm định viên sẽ tiến hành kiểm tra các thông số kĩ thuật của thiết bị, sau đó đối chiếu với hồ sơ xem có chính xác hay không. Dùng các thiết bị chuyên dụng siêu âm và đo độ dày của thiết bị. Đặc biệt là độ dày của các bình, bồn chứa môi chất bị nén. Kiểm tra khi đặt thiết bị cố định, khi di động. Kiểm tra các mối hàn, mối nối, dây dẫn xem có đạt tiêu chuẩn theo như quy định hay không.

- Bước 3: Thử nghiệm: Thử độ bền, độ kín và sức chịu áp lực của thiết bị. Kiểm tra độ rò rỉ khí ga, môi chất nếu có. Sau đó sẽ thử áp lực của bồn, bình bằng cách nâng áp bằng khí nitơ, căn chỉnh van xả.

- Bước 4: Xử lý kết quả. Sau khi đo đạc và thử nghiệm xong, kiểm định viên sẽ ghi kết quả đo được vào hồ sơ thiết bị trước sự chứng kiến của cả hai đơn vị. Đánh giá và phân tích các kết quả đo được. Nếu đạt sẽ đề nghị cấp giấy chứng nhận kiểm định. Nếu không đạt phải ghi rõ nguyên nhân vì sao và đề ra hướng khắc phục hợp lý.Ghi vào biên bản báo cáo, gửi lên các cơ quan có chức năng. Kết thúc quy trình kiểm định thiết bị áp lực.