399B Trường Chinh, phường 14, quận Tân Bình, TP.HCM
Trước hết là động cơ của máy. Đây được coi là bộ phận chủ đạo, linh hồn của máy. Nó quyết định sự vận động, hoạt động của một chiếc máy gặt đập liên hợp có tốt không cũng như giá thành của một chiếc máy. Bà con khi mua cần chú ý tên động cơ, thông thường tên động cơ sẽ gắn liền với hãng bởi nó là đặc trưng của từng nhãn hiệu một. Kiểu động cơ thường sử dụng trong máy gặt đập liên hợp là động cơ diezen, đây là loại động cơ thường sử dụng trong máy nông nghiệp bởi sức tải của nó. Bên cạnh đó là sức chứa của thùng nghiên liệu. Các máy gặt đập liên hợp sử dụng nhiên liệu là dầu, bình chứa trên 50 lít để đảm bảo sự hoạt động lâu dài và bền bỉ trên cánh đồng.
Thứ hai là một phận di chuyển. Đây chủ yếu thuộc vào phần bánh lăn của máy. Để thuận tiện cho việc di chuyển trên mặt ruộng đất, mềm và có nước, máy gặt đập liên hợp có thiết kế bánh lăn, trên mặt bánh có mấu để bám chắc chắn vào sàn ruộng. Bộ phận gặt chủ yếu là guồng cào giúp cuốn lúa vào trong máy và thực hiện thao tác đập. Bên trong guồng cào có lưỡi cắt và hàm cắt.
Bộ phận đập giúp tách hạt lúa ra khỏi cây lúa, kế đó là bộ phận sàng lúa giúp loại bỏ rơm rạ hay chắc tạp chất bẩn còn sót lại cho vào bình chứa lúa. Bên cạnh đó có hệ thống điện với chi tiết chính là ắc quy giúp hoạt động của còi, đèn báo động được nhanh nhạy. Trên đây là những cấu tạo cơ bản của các máy gặt đập giúp bà con hiểu rõ hơn được những chi tiết và phụ tùng trong máy, phục vụ cho nhu cầu mua, sử dụng và sửa chữa máy.