Nấu ăn ngon
Thông tin doanh nghiệp
NEWS  |  TAGS

399B Trường Chinh, phường 14, quận Tân Bình, TP.HCM

  • Doanh nghiệp
  • Viên chức có được thành lập doanh nghiệp không?

Viên chức có được thành lập doanh nghiệp không?

Thành lập doanh nghiệp là quyền tự do cá nhân của các công dân. Tuy nhiên, một vấn đề đặt ra trong quy định hiện nay là viên chức có được thành lập doanh nghiệp không?

Vấn đề về việc các viên chức có được thành lập doanh nghiệp hay không là điều không  phải ai cũng biết. Và vì không nắm rõ nên nhiều người đã vô tình vi phạm pháp luật mà bản thân mình không hay biết. Vì vậy, nếu bạn chưa nắm rõ các thông tin  thì nên tìm đến sự trợ giúp của dịch vụ thành lập doanh nghiệp để có thể yên tâm hơn khi quyết định thành lập doanh nghiệp.

Viên chức được hiểu là những người làm việc toàn thời gian trong bộ máy hành chính nhà nước, đảm đương các chức trách, nhiệm vụ khác nhau trong cơ quan hành chính hay các doanh nghiệp có vốn đầu tư hoàn toàn của Nhà nước. Hiện nay, có nhiều viên chức vẫn chưa biết rõ theo quy định của pháp luật Việt Nam thì viên chức có được thành lập doanh nghiệp không?

Viên chức có được thành lập doanh nghiệp không

Theo quy định của Luật pháp Việt Nam, các cán bộ công nhân viên chức nhà nước là đối tượng bị cấm thành lập doanh nghiệp bởi nhiều yếu tố khách quan và chủ quan. Bởi lẽ, cán bộ công nhân viên chức Nhà nước là người được Nhà nước trả lương để đảm bảo cuộc sống ổn định thì đòi hỏi các viên chức phải có sự tận  tâm, tập trung cao độ trong công việc để hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao, tránh việc xao nhãng, mất tập trung vì những “công việc tư”.

Mặc dù vậy, khi trả lời cho câu hỏi viên chức có được thành lập doanh nghiệp không? Chúng ta cũng cần xét rõ vấn đề. Nhà nước cấm công nhân viên chức thành lập doanh nghiệp không có nghĩa là nghiêm cấm hoàn toàn việc tham gia hay đầu tư kinh doanh bên ngoài.Nhằm hạn chế tình trạng lạm quyền, tham nhũng hay không minh bạch trong kinh doanh đang xảy ra nên theo quy định của Nhà nước, công nhân viên chức chỉ được phép tham gia góp vốn vào doanh nghiệp chứ không có quyền tham gia quản lý hay điều hành doanh nghiệp. Như vậy, theo quy định này của Pháp luật thì công nhân viên chức nhà nước chỉ được góp vốn vào loại hình doanh nghiệp cổ phần hoặc làm thành viên góp vốn trong công ty hợp danh. Riêng đối với loại hình công ty trách nhiệm hữu hạn thì cán bộ công nhân viên không được tham gia thành lập hay thậm chí là tham gia góp vốn bởi đối với loại hình này, nếu đã là thành viên góp vốn tức là trở thành cổ đông của công ty và dĩ nhiên dù cổ phần đó là nhiều hay ít thì cũng sẽ có vai trò trong việc quản lý và điều hành công ty.

Vấn đề  viên chức có được thành lập doanh nghiệp không? đã được trình bày khá cụ thể như trên. Với những vấn đề nêu ra có thể phần nào giúp các công nhân viên chức có thể xác định được nghĩa vụ trong công việc hiện tại cũng như quyền hạn của mình theo quy định của pháp luật để có những phương hướng đầu tư, phát triển bản thân phù hợp.